30/06/2022
U&I Logistics - Container là một sản phẩm không thể thiếu trong các hoạt động vận tải, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại nội địa cũng như quốc tế. Mỗi dạng container sẽ có những công dụng khác nhau và đặc điểm riêng để phân biệt. Hãy cùng U&I Logistics tìm hiểu thông tin về container qua bài viết này nhé!
Xét về phương diện cấu trúc, container được thiết kế theo kiểu khối hình hộp dạng chữ nhật rỗng bên trong. Container có nhiều kích thước khác nhau và khả năng chịu lực cực kỳ tốt. Các phần chính của container thường bao gồm:
Container hiện nay rất đa dạng với nhiều loại mẫu mã khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Trong bài viết này, U&I Logistics sẽ chỉ đề cập đến các container được phân loại chuẩn hóa theo quy định của ISO. Các container thường được chia làm các loại chính như sau, cụ thể:
Container hàng rời (Bulk container)
Đây là loại container xếp hàng hóa thông qua miệng xếp hàng và dỡ hàng thông qua cửa dỡ hàng đặc thù. Loại container này có thể dễ dàng đưa hàng vào từ trên xuống do phần cửa trên có thiết kế to hơn, hoặc xếp dỡ hàng thông qua cửa dưới đáy cũng như bên cạnh một cách tiện lợi và nhanh chóng.
Loại container này vận chuyển chủ yếu các nhóm hàng rời, khô, đơn hàng tải trọng nặng hay các sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường, chẳng hạn như: lúa, mì, gạo, ngũ cốc,xi măng hay khoáng sản, quặng sắt.
Container khô/ Container bách hóa (General purpose container)
Đây là loại container vận chuyển các loại hàng khô, không yêu cầu về nhiệt độ thấp hay sự lưu thông khí do không được trang bị các trang thiết bị làm lạnh. Thông thường, loại container này được gọi là container khô hoặc container bách hóa gồm có các loại cont 20, cont 40 hay cont 40 cao. Container khô là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện tại.
Loại container này phù hợp để chứa các hàng hóa là đồ đạc, thùng giấy, hàng đóng kiện…
Container bảo ôn (Thermal container)
Container bảo ôn được chia ra thành khá nhiều dạng khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm và tính chuyên dụng, có thể chia ra thành 3 loại container chính, gồm có:
Container lạnh (Reefer container)
Container lạnh được thiết kế để vận chuyển các mặt hàng thuộc thực phẩm tươi sống, thủy hải sản,… cần phải bảo quản ở nhiệt độ thấp. Do đó, hệ thống làm lạnh được trang bị phía trong container có thể tùy chỉnh nhiệt độ xuống mức cực thấp. Tuy nhiên, một số container có hệ thống làm lạnh được lắp đặt ở phía ngoài và dẫn hơi vào bên trong để điều chỉnh nhiệt độ khi vận chuyển.
Đây là một trong những loại container thuộc nhóm container bảo ôn được sử dụng rộng rãi để luân chuyển hàng hóa.
Container cách nhiệt (Insulated container)
Container cách nhiệt được thiết kế với lớp cách nhiệt giúp giữ cho nhiệt độ bên trong luôn trong trạng thái ổn định, tránh thay đổi nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. Container cách nhiệt được dùng để vận chuyển những loại hàng hóa như các loại rau củ quả, dược phẩm,…. Do đó, container cách nhiệt chỉ cần giữ nhiệt độ ở mức độ phù hợp, ổn định là đủ điều kiện vận chuyển được các mặt hàng thuộc rau quả, dược phẩm.
Container thông gió (Ventilated container)
Container thông gió được thiết kế để chuyên chở các mặt hàng thực vật cần đảm bảo độ thông thoáng và không bị ém khí để tránh tình trạng hư hỏng. Do đó, container này được trang bị hệ thống thông gió giúp không khí được lưu thông qua những lỗ nhỏ dọc theo vách ngăn.
Container chuyên dụng (Named cargo containers)
Container chuyên dụng là loại container được thiết kế để vận chuyển một số loại hàng hóa đặc thù như ô tô, xe máy hay nước giải khát,....
Container mặt phẳng (Platform container)
Container mặt phẳng được thiết kế với mặt bằng cực dày và vững chắc, không mái, không vách. Do đó, container này thường được lựa chọn để chuyên chở các loại hàng hóa nặng, cồng kềnh, trọng lượng lớn nặng như sắt thép, máy móc, thiết bị
Container mở nóc (Open-top container)
Đây là loại container được thiết kế không có phần nóc ở trên, còn được gọi là container hở mái. Khi cần che hàng hóa thì sẽ dùng tấm bạt phủ lên nhằm bảo quản hàng hóa khỏi mưa gió và các điều kiện thời tiết xấu khi vận chuyển.
Container mở nóc phù hợp cho hàng hóa có kích thước dài hoặc cồng kềnh không thể xếp được ở trong container, chẳng hạn như các máy móc, thiết bị xây dựng gỗ,.... giúp thuận tiện trong việc lấy hàng qua nóc của container.
Container bồn (Tank container)
Container bồn được thiết kế theo dạng khung chứa, cố định miệng bồn đựng hàng hóa, được làm từ chất liệu nhôm, thép hoặc inox thiết kế theo tiêu chuẩn ISO với độ bền cao và cực kỳ chắc chắn. Loại container này dùng để chuyên chở các mặt hàng như hóa chất, chất lỏng.
3.Thông số ký hiệu trên vỏ container
Mã người chủ sở hữu container: thể hiện bằng 4 chữ in hoa
Serial Number: số serial container có 6 chữ số do chủ sở hữu container tự đặt ra nhưng với quy tắc là không trùng với container khác và mỗi số chỉ được dùng 1 lần duy nhất.
Chữ số kiểm tra container: là số đứng phía sau số serial container, được in và đóng khung trên container.
Loại container: dòng chữ ngay phía dưới số serial number là loại container.
MAX.GROSS: tổng trọng lượng tối đa cho phép của container, tính cả khi đã đóng hàng, thể hiện bằng 2 đơn vị là Kg và LB (1 kg ~ 2.2 lbs).
TARE: Trọng lượng tịnh của vỏ container.
NET (Hoặc PAYLOAD hoặc MAX.C.W): Trọng lượng hàng tối đa đóng vào container.
CU.CAP (CUBIC CAPACITY): Số khối trong cont, được tính bằng m khối và feet khối.
4. Dịch vụ vận tải tại U&I Logistics
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc vận tải,
Trong quá trình vận chuyển, việc nắm vững các thông tin container là vô cùng cần thiết giúp tối ưu hóa trong việc chọn lựa loại container phù hợp. U&I Logistics vừa chia sẻ cho bạn những thông tin cơ bản về các loại container, hi vọng sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc mà bạn đang tìm kiếm.
U&I Logistics