Tin tức

Khảo sát tình hình chuỗi cung ứng: 61% ý kiến cho biết vẫn chưa thể trở lại bình thường

 18/01/2023

U&I Logistics - Trong cuộc khảo sát chuỗi cung ứng mới nhất của CNBC, hơn một nửa số nhà quản lý logistics không kỳ vọng chuỗi cung ứng sẽ trở lại bình thường ít nhất cho đến năm 2024

Vào tháng 12/2022, 341 nhà quản lý logistics đến từ các công ty là thành viên của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ, Hội đồng Chuyên gia Quản lý Chuỗi Cung ứng, Hội đồng Bờ biển Thái Bình Dương, Liên minh Vận tải Nông nghiệp và Liên minh các công ty thương mại ở New England đã tham gia cuộc khảo sát chuỗi cung ứng của CNBC.

Hơn một nửa số họ không kỳ vọng chuỗi cung ứng sẽ trở lại bình thường trước năm 2024. 61% cho biết chuỗi cung ứng của họ hiện tại không được hoạt động ổn định, trong khi 32% cho biết nó vẫn đang hoạt động bình thường. Khi được khảo sát về thời gian tình hình chuỗi cung ứng ổn định trở lại, 22% cho biết họ vẫn chưa thể xác định, 19% dự đoán tình hình sẽ trở lại bình thường vào năm 2023, 30% dự đoán vào năm 2024 và 29% còn lại dự đoán ít nhất là cho đến năm 2025 hoặc không bao giờ.

Dự đoán thời gian tình hình chuỗi cung ứng ổn định trở lại (Theo CNBC)

Ông Nate Herman - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách chính sách của AAFA cho biết, những vấn đề gây ra bởi khủng hoảng chuỗi cung ứng còn lâu mới kết thúc. Ông nói: “Bây giờ là lúc phải tập hợp tất cả các bên liên quan lại với nhau, tạo ra và thực hiện các giải pháp thực sự cho các vấn đề cơ cấu để để chúng ta không rơi vào khủng hoảng này đến khủng hoảng khác”.

Trong số những thách thức lớn nhất được các nhà quản lý logistics nêu ra trong cuộc khảo sát là tình trạng thiếu nguyên liệu thô, tắc nghẽn cảng, thiếu công nhân lành nghề và không gian nhà kho thu hẹp do lượng hàng tồn kho tăng vọt.

Hàng tồn kho tăng cao khiến các kho hàng luôn chật cứng. Những người tham gia khảo sát cho biết, họ thấy giá kho hàng tăng 400% khi không gian giả . Điều đó có lợi cho người tiêu dùng, những người đang chọn các mặt hàng giảm giá mạnh khi các nhà bán lẻ cố gắng chuyển sản phẩm ra khỏi kho.

“Khách hàng đang mua sắm với mức giá giảm, chúng tôi nhận thấy điều đó qua các mặt hàng mà chúng tôi đang vận chuyển. Tôi chưa bao giờ thấy mức tồn kho như thế này. Các nhà bán lẻ không thể tiếp tục giữ lại lượng hàng tồn kho này nên các đợt giảm giá liên tục được tung ra.”

Giá năng lượng và lao động là hai áp lực lạm phát mà những người được khảo sát cho biết vẫn đang làm tăng chi phí logistics. Cuộc chiến của Nga với Ukraine, sau đó là thuế quan áp đặt dưới thời chính quyền Trump là những sự kiện địa chính trị hàng đầu tác động đến chuỗi cung ứng, tiếp theo là Covid .

Phục hồi chuỗi cung ứng vẫn còn gặp nhiều thách thức

Về mặt lao động, những người được hỏi cho biết, họ lo lắng về sức khỏe tinh thần của lực lượng lao động cũng như tình trạng thiếu công nhân lành nghề, điều này càng làm gia tăng thêm căng thẳng. Kết quả khảo sát cho thấy các vấn đề chính về mặt lao động như: nhân viên kiệt sức (65%), thiếu nhân viên có kỹ năng phù hợp (61%) và tuyển dụng để giải quyết khoảng cách kỹ năng (75%).

Ông Karen Kenney - Chủ tịch CONECT cho biết: “Hoạt động logistics quốc tế vẫn là một ngành kinh doanh do con người điều khiển. Cuộc khảo sát nêu rõ tất cả các loại thách thức trong chuỗi cung ứng, nhưng không có thách thức nào trong số đó sẽ được giải quyết nếu không có tài năng và chuyên môn phù hợp”.

Theo CNBC

U&I Logistics