Tin tức

Áp dụng vòng lặp kín trong chi tiêu để phát triển bền vững

 23/07/2021

Có 3 lý do để quản lý chi tiêu theo vòng lặp kín

Chúng ta đang ở trong thời điểm thích hợp để thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Trong số đó, khí hậu (SDG 13) và giảm thiểu sự bất bình đẳng (SDG 10) là các vấn đề cấp bách nhất, với việc các khách hàng liên tục đặt ra các mục tiêu mới cũng như theo dõi tiến độ vận hành để đạt được những mục tiêu trên.

Thật ra, vấn đề cốt lõi không chỉ nằm ở vận hành nội bộ, mà đến từ chuỗi cung ứng. Đối với nhiều tổ chức, đây là bộ phận chiếm phần lớn lượng khí nhà kính thải ra (GHG) - đôi khi 80%, thậm chí cao hơn (ví dụ: ngành công nghiệp ô tô). Và trong một số lĩnh vực, đó cũng là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro nhất, xoay quanh nhân quyền và quyền lợi của người lao động.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang dần nhận thức được rằng, bộ phận thu mua, và chuỗi cung ứng mà chính bộ phận thu mua đó quản lý, chính là những ưu tiên lớn để làm nên một doanh nghiệp có trách nhiệm. Và với việc nhiều công ty chi hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đô la cho hàng hóa và dịch vụ, tiềm năng để tối ưu hóa rõ ràng là rất lớn. Mặt khác, nghiên cứu từ Accenture cho thấy các công ty tối ưu hóa cách thức và địa điểm chi tiêu có thể mang lại giá trị gấp bốn lần so với các đối thủ cạnh tranh của họ.

Cơ hội rõ ràng là rất hấp dẫn. Nhưng làm thế nào để bạn tận dụng được nó? Làm thế nào để hiểu và sử dụng các đòn bẩy phù hợp trong chuỗi cung ứng? Quản lý chi tiêu theo vòng lặp kín (Closed Loop Spend Management - CLSM) chính là đáp án. Đây chính là một cách tiếp cận thực tế để cơ sở hóa và xây dựng lại các chi phí thu mua từ dưới lên (thay vì từ trên xuống). Và điều quan trọng nhất, CLSM có thể đem đến sự bền vững khi ứng dụng vào thực tiễn ở mọi điểm trên chuỗi cung ứng.

Câu hỏi đặt ra là CLSM hoạt động như thế nào? Dưới đây là ba nguyên tắc CLSM có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về quá trình thu mua.

1. Ưu tiên khả năng hiển thị trong chuỗi cung ứng

Làm thế nào bạn có thể kiểm soát những gì bạn không thể nhìn thấy? Cốt lõi của CLSM là ý tưởng về khả năng hiển thị được nâng cao trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Bằng cách sử dụng các công cụ phân tích tìm nguồn cung ứng phù hợp để xem hiệu suất bền vững hiện tại của công ty bạn so với các công ty cùng ngành. Từ cơ sở đó, bạn có thể chạy thử các kịch bản để xem các biện pháp tiết kiệm chi phí mà bạn đang nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến kết quả như thế nào. Hoặc bạn có thể can thiệp vào một yếu tố bền vững nhất định (ví dụ: mức độ giảm khí nhà kín) cũng có khả năng tiết kiệm được ngân sách.

2. Xem xét một cách tổng thể khi nói đến giá trị

Đối với CLSM, giá trị không chỉ nói riêng về chi phí. Giá trị cũng có thể bao hàm tác động của khí thải khí nhà kín (KNK), hoặc rủi ro trong chuỗi cung ứng, hoặc tạo ra cơ sở cung ứng đa dạng. Và trong khi giá cả là đòn bẩy quan trọng trong việc thúc đẩy giá trị, việc áp dụng thấu kính bền vững (sustainability lens) vào giá cả có thể đồng nghĩa với việc thu được nhiều lợi nhuận nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được những mục tiêu khác. Ví dụ thực tế: một công ty hàng tiêu dùng đã tiết kiệm được 0,4 USD tiền điện cùng với việc giảm 12% lượng khí thải carbon dioxide (CO2e) bằng cách sử dụng các phương pháp CLSM. Có thể kết luận rằng, những kết quả đó không hề bù trừ lẫn nhau!

Không nói đâu xa, chính Accenture cũng đang xem xét quá trình thu mua với cách tiếp cận tương tự. Chúng tôi đang trên con đường cung cấp năng lượng tái tạo 100% cho các trang thiết bị tại văn phòng của mình trước năm 2023. Điều này không hề phát sinh thêm chi phí. Kể từ năm 2007, chúng tôi đã tiết kiệm được hơn 1 triệu tấn CO2 và hơn 258 triệu USD ngân sách dành cho nhiên liệu.

3. Sử dụng dữ liệu và công nghệ một cách khôn ngoan

Các công cụ phân tích có thể cung cấp cho bạn những cách tuyệt vời để làm cho chuỗi cung ứng của bạn trở nên thông suốt. Ngoài ra, dữ liệu và công nghệ còn có thể giúp bạn theo nhiều cách khác nhau, hoặc làm cho các quy trình trở nên nghiêm ngặt hơn hoặc cung cấp các bản cập nhật theo thời gian thực – cái mà có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng.

Ví dụ: bạn có thể sử dụng các công cụ lựa chọn nhà cung ứng dựa trên AI trong đó lấy hiệu suất phát thải KNK làm tiêu chí chính.

Sau khi đã chọn các nhà cung ứng, bạn có thể rút gọn hoặc chuyên nghiệp hóa quy trình hợp tác với việc yêu cầu chia sẻ dữ liệu về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) thông qua cổng thông tin. Sau đó, các dữ liệu đó có thể được sử dụng để đánh giá nhà cung ứng, khuyến khích họ đặt ra các mục tiêu tham vọng, bền vững.

Và với tính chất thay đổi không ngừng của ESG, các công cụ và công nghệ có thể tạo ra insights theo thời gian thực về các nhà cung ứng, dựa trên điểm CDP mới nhất của họ, hoặc dựa trên những dữ liệu được cập nhật từ ESG hoặc các cơ quan khác.

Tất cả những nguyên tắc trên đều góp phần đưa đến các quyết định thu mua tốt hơn, được thực hiện với khả năng hiển thị tốt hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về các đòn bẩy và kết quả mà chúng tạo ra.

Theo Accenture