07/01/2025
Fibre2Fashion - Vận tải hàng không khu vực Nam Á-Đông Á dự kiến sẽ tăng trưởng gần gấp 4 lần về khối lượng trong vòng hai thập kỷ tới, trong khi thị trường Nam Á-Châu Âu sẽ tăng gấp đôi trong cùng kỳ, theo Dự báo Vận tải hàng không thế giới của Boeing.
Trong đó, khu vực Đông Nam Á được dự báo tăng trưởng nhanh nhất - hơn 15% mỗi năm cho đến năm 2030 - với Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia dẫn đầu về dự báo tăng trưởng vận tải hàng không.
Nhập khẩu từ Đông Á sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thương mại Nam Á-Đông Á, đặc biệt là do nhu cầu từ sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trong khu vực.
Báo cáo này cũng lưu ý rằng việc mở rộng sản xuất sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang Đông Á, đặc biệt khi các thương hiệu toàn cầu nổi tiếng mở rộng sản xuất tại Ấn Độ và một số thương hiệu phát triển các sản phẩm hướng đến xuất khẩu nhắm vào thị trường Đông Á.
Các nước ở khu vực Đông Á là đối tác hàng không lớn nhất của các nước Nam Á, và lưu lượng vận tải giữa hai khu vực này đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng trước đại dịch.
Khu vực Đông Á là nguồn nhập khẩu bằng đường hàng không chủ yếu của thị trường Nam Á, bao gồm chất bán dẫn phục vụ ngành sản xuất điện tử đang phát triển ở Ấn Độ và nguyên liệu dệt may để gia công thành sản phẩm may mặc tại Bangladesh.
Theo báo cáo, Ấn Độ là thị trường vận tải hàng không lớn nhất Nam Á và sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng liên tục của khu vực này.
Sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ bổ trợ cho các sáng kiến sản xuất của Ấn Độ và thúc đẩy nhu cầu vận tải hàng không tăng nhanh.
Gần một nửa lượng hàng xuất khẩu đường hàng không của Nam Á sang châu Âu là hàng may mặc, phản ánh ngành công nghiệp dệt may phát triển mạnh mẽ trong khu vực. Dược phẩm cũng là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, đặc biệt từ Ấn Độ.
Dân số đang tăng nhanh và thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng ở Nam Á sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm từ châu Âu, trong khi ngành sản xuất sẽ cần các nguyên liệu trung gian từ châu Âu.
Các cải cách kinh tế, chi phí sản xuất cạnh tranh, và nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang khiến Nam Á trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn để đầu tư kinh doanh và sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng không.
Thương mại hàng không trong khu vực Đông Á và Châu Đại Dương gắn chặt với các dòng hàng hóa từ Đông Á-Bắc Mỹ và Đông Á-Châu Âu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị, đại dịch COVID-19 và sự bất ổn kinh tế đã làm suy giảm lưu lượng nội vùng trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, báo cáo của Boeing cho biết thị trường đang phục hồi trong năm nay và sẽ quay trở lại mức tăng trưởng nhanh trong tương lai.
Đông Nam Á đang sẵn sàng mở rộng thị phần khi nền kinh tế của khu vực này trưởng thành, tiêu dùng tư nhân tăng và năng lực công nghiệp phát triển nhờ chuỗi cung ứng toàn cầu đa dạng hóa.
Khi nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Á và Châu Đại Dương phát triển, các mạng lưới chuyển phát nhanh và thương mại điện tử cũng sẽ phát triển đồng thời. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nền kinh tế số lớn nhất trong khu vực, nhưng Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhất - hơn 15% mỗi năm đến năm 2030 - với Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia dẫn đầu tăng trưởng vận tải hàng không, báo cáo cho biết thêm.
Theo Fibre2Fashion
U&I Logistics