26/09/2022
U&I Logistics - Hiện nay, Việt Nam dẫn đầu ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan quản lý hoạt động hàng hải Hoa Kỳ (FMC) cấp phép cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đi và đến Mỹ.
Hiện nay, Việt Nam dẫn đầu ASEAN về số lương doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan quản lý hoạt động hàng hải Hoa Kỳ (FMC) cấp phép cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đi và đến Mỹ.
Hơn nữa, Việt Nam có 63 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam đã được Cơ quan quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đi và đến Mỹ, trong đó có 46 doanh nghiệp là hội viên Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA).
Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (ngày 5/8), đại diện Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam hiện dẫn đầu khu vực ASEAN về số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được FMC cấp phép. Các quốc gia xếp sau như Singapore có 53 doanh nghiệp, Malaysia có 15 doanh nghiệp, Philippines có 13 doanh nghiệp, Indonesia có 12 doanh nghiệp…
Liên quan đến thị trường logistics tại Việt Nam, theo VLA, các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới như: DHL, DB Schenker, Nippon Express, Sinotrans... đã có mặt tại nước ta và chiếm khoảng 70-80% thị phần các dịch vụ logistics quốc tế.
Trong khi doanh nghiệp logistics Việt Nam cung cấp chủ yếu là các dịch vụ nội địa như: vận tải nội địa, giao nhận, kho bãi, khai báo thủ tục hải quan, giám định hàng hóa, dịch vụ thuê chỗ trên tàu…
So với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam hiện đang nắm giữ nhiều cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ hoạt động logistics (trung tâm logistics, kho bãi, cảng biển, cảng cạn, sân bay, đường sắt, toa xe, xe tải...), đồng thời có lợi thế am hiểu tập quán kinh doanh và khách hàng nội địa. Tuy nhiên hoạt động của doanh nghiệp trong nước còn đơn lẻ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế, chỉ phục vụ ở từng phân khúc nhất định, thiếu sự kết nối xuyên suốt để phục vụ dịch vụ logistics tích hợp.
Theo Báo Hải Quan
U&I Logistics