Tin tức

Nhu cầu vận tải hàng không đang suy giảm do lạm phát

 23/11/2022

U&I Logistics - Theo báo cáo mới nhất từ ​​DHL Global Forwarding, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đang ở trạng thái suy giảm, trong khi vận tải đường biển đang có dấu hiệu tăng lên.

Kết quả báo cáo về vận chuyển hàng không toàn cầu của DHL Global Forwarding

Báo cáo “Trạng thái Công nghiệp Hàng không” mới nhất của DHL cho thấy, tình hình lạm phát tăng cao có khả năng sẽ làm giảm sức mua và nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vào năm 2023. 

 

Lạm phát làm giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Doanh số bán hàng thấp và lượng hàng tồn kho cao xảy ra phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó bán lẻ và sản xuất bị ảnh hưởng nhiều nhất. Điều này khiến các chủ hàng ưu tiên lựa chọn hình thức vận chuyển bằng đường biển để hạn chế lượng hàng tồn kho và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.

Khoảng thời gian quý 4 trước đại dịch, tình trạng ​​nhu cầu và giá cước vận chuyển hàng không tăng mạnh diễn ra do kỳ nghỉ lễ đang đến gần. Tuy nhiên trong tháng 10 năm nay, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không không có dấu hiệu của sự tăng vọt.

Lạm phát làm giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

DHL cho biết, tình trạng lạm phát làm giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, với tỷ lệ lạm phát trung bình toàn cầu hiện nay là khoảng 9%. Báo cáo nêu rõ, lạm phát tăng cao được dự báo sẽ kéo dài vào năm 2023. Bên cạnh đó, sức mua giảm có khả năng tạo ra nhu cầu và khối lượng ít hơn.

Lạm phát làm giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Lạm phát làm giảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Tại Bắc Mỹ và Châu Âu, lưu lượng hàng hóa đến và đi từ các khu vực thương mại quan trọng giảm đáng kể nhất. 

Còn ở Châu Á, mặc dù lượng hàng xuất khẩu đang có dấu hiệu tích cực, tuy nhiên triển vọng về nhu cầu đang dần xấu đi. Điển hình như sân bay quốc tế Hồng Kông, lượng hàng hóa thông qua trong tháng 9 đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. DHL cho rằng, nguyên do của sự sụt giảm này đến từ căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

DHL cho biết thêm, ngay cả khi công suất tại các sân bay Trung Quốc tăng lên, triển vọng kinh tế cũng như chuỗi cung ứng vẫn còn nhiều mối lo ngại. Theo số liệu được trích dẫn từ công ty phân tích tài chính Nhật Bản Nomura, tình hình tăng trưởng GDP ở Trung Quốc chỉ nằm ở mức 2,2% trong năm nay, so với 8,1% vào năm 2021. Trong đó, sự suy giảm trong hoạt động xuất khẩu được coi là nguyên nhân dẫn đến sự chậm lại.

Trung Quốc “đóng cửa” tác động đến chuỗi cung ứng

Các vụ đóng cửa đang diễn ra ở Trung Quốc là một yếu tố khác tác động đến chuỗi cung ứng tại quốc gia này. Các hạn chế mới nhất đánh vào các trung tâm sản xuất chính ở Ninh Ba, Thượng Hải và Thiên Tân, trong đó Ninh Ba bị ảnh hưởng đặc biệt vào tháng 10.

Trung Quốc “đóng cửa” tác động đến chuỗi cung ứng

Số liệu của Nomura cho thấy, đối với các bên liên quan trong vận chuyển hàng không, triển vọng đối với các thị trường chính nằm ở mức kém, trong đó Châu Âu hiện là mối quan tâm lớn. Do giá năng lượng tăng cao đã đẩy khu vực này vào một cuộc suy thoái khó có thể nới lỏng trước cuối năm 2023. Nomura cũng dự báo rằng, một cuộc suy thoái của Mỹ sẽ bắt đầu vào quý 4 năm 2022.

Mặc dù vậy, khối lượng thương mại hàng không xuyên Đại Tây Dương vẫn tương đối mạnh so với hầu hết các thị trường, đây là một dấu hiệu tích cực từ góc độ toàn cầu.

Ông Kelvin Leung - Giám đốc điều hành của DHL Global Forwarding Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Hiện nay, có nhiều lựa chọn hơn trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ở hầu hết các thị trường, đây là một thông tin tích cực cho các khách hàng. Bên cạnh đó, công suất toàn cầu đã tăng 18% vào tháng 10 năm nay so với năm 2021”.

Theo Supply Chain

U&I Logistics