Tin tức

Giá cước giao ngay ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ sau thời kỳ đại dịch

 07/10/2024

Container News - “Chỉ số cước vận chuyển xuất khẩu container Thượng Hải (SCFI) đã giảm thêm 10% trong tuần thứ 39. Tổng cộng, chỉ số SCFI đã giảm 43% trong quý 3, đây là mức giảm quý 3 lớn nhất đối với một năm không bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID (2020-2023) kể từ khi SCFI được ra mắt vào tháng 10/2009,” Ông Niels Rasmussen, Chuyên gia phân tích hoạt động vận tải biển tại Công hội hàng hải quốc tế và vùng Baltic (BIMCO), cho biết.

Quý 3 duy nhất ghi nhận mức giảm giá cước giao ngay lớn hơn so với năm nay là vào quý 3/2022 khi mà tại thời điểm này, sản lượng hàng hóa, vốn tăng đột biến trong 24 tháng trước đó, đã sụt giảm rất mạnh và kéo cước giao ngay giảm theo.

Chỉ số SCFI đo lường giá cước giao ngay của container xuất khẩu ở Thượng Hải. Chỉ số này cung cấp một báo cáo trực quan về cân bằng cung/cầu của thị trường. Các hãng vận tải thường điều chỉnh giá giao ngay tăng hoặc giảm để ứng phó với nhu cầu vận chuyển cao hoặc thấp, trong khi giá cước theo hợp đồng thay đổi chậm hơn với những thay đổi của thị trường.

gia-cuoc-giao-ngay-ghi-nhan-muc-giam-manh-nhat-tu-sau-thoi-ky-dai-dich
Thay đổi chỉ số SCFI theo tuần trong Q3 (2010-2023)

Ông Rasmussen cho biết thêm: "Chỉ số cước vận chuyển xuất khẩu container Trung Quốc (CCFI) đo lường giá cước trung bình cho vận chuyển container tại Trung Quốc đã giảm 19% trong quý 3 và cũng chứng kiến ​​mức thay đổi quý 3 ảm đạm nhất kể từ năm 2009, không tính những năm trong đại dịch.”

Giá cước của các tuyến thương mại chính đến châu Âu, Địa Trung Hải, bờ Tây Hoa Kỳ và bờ Đông Mỹ nằm trong số những tuyến giảm mạnh nhất. Giá cước giao ngay đi Châu Âu và Địa Trung Hải đã giảm gần 55% trong khi giá cước trung bình giảm khoảng 20%. Thị trường bờ Tây và bờ Đông Mỹ cũng chứng kiến ​​giá giao ngay giảm khoảng 40%.

Giá thuê tàu và giá cước vận tải thường biến động cùng nhau. Tuy nhiên, trong quý 3, giá thuê tàu định hạn vẫn ở mức ổn định. Việc thiếu hụt tàu là nguyên nhân giữ vững mức giá, và việc thay đổi tuyến đường để tránh Biển Đỏ đã giúp duy trì nhu cầu thuê tàu. Đồng thời, những thay đổi sắp tới đối với cấu trúc liên minh vận tải biển toàn cầu có thể cũng làm tăng nhu cầu vận chuyển khi các hãng vận tải tìm kiếm thêm tàu để phục vụ cho các dịch vụ mới.

gia-cuoc-giao-ngay-ghi-nhan-muc-giam-manh-nhat-tu-sau-thoi-ky-dai-dich
Nguồn ảnh: BIMCO

Việc khối lượng hàng hóa tăng sớm hơn bình thường cùng với giá nhiên liệu giảm có thể là lời giải thích cho thay đổi giá cước trong quý 3. Trong ngắn hạn, cuộc đình công ngắn tại các cảng bờ Đông và vùng Vịnh Mỹ có thể tạm thời giúp nâng giá cước tại thị trường này cũng như của các chỉ số giá cước khác.

“Mặc dù chỉ số SCFI và CCFI vẫn cao hơn lần lượt 140% và 90% so với năm ngoái, nhưng về trung và dài hạn chắc chắn là mối lo ngại về giá cước vận chuyển, đặc biệt là vấn đề tàu có thể quay lại sử dụng tuyến đường qua Biển Đỏ không. 10% đội tàu đã bị ảnh hưởng bởi việc chuyển hướng khỏi Biển Đỏ sẽ được trở lại tuyến đường cũ vào một thời điểm nào đó, từ đó sẽ làm gia tăng nguồn cung tàu thêm vào mức tăng trưởng nhất định của đội tàu (gần 7% vào năm 2025). Do đó, có vẻ như cầu vận chuyển sẽ khó có thể theo kịp mức tăng như vậy,” Rasmussen cho biết.

Theo Container News

U&I Logistics