Tin tức

Doanh nghiệp đối đầu với thách thức lớn khi thực hiện “3 tại chỗ” kéo dài

 31/08/2021

Giải pháp siết chặt giãn cách xã hội của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đã vô tình làm giảm nguồn cung sản phẩm từ Việt Nam sang nước ngoài.

Siết chặt giãn cách xã hội tại TP.HCM (Ảnh: Internet)

Nước ta hiện là nguồn cung cấp hàng hóa chính cho thị trường Hoa Kỳ và cũng là một trong những nhà cung cấp vải bọc chính. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn khi vừa đảm bảo sản xuất vừa thực hiện phương án “3 tại chỗ” trong thời gian dài. Nó vô hình tạo ra một khoảng trống trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Khoảng trống này có khả năng sẽ không được bù đắp vào cuối năm nay ngay cả khi tình hình hiện tại không xấu đi.

Doanh nghiệp “trở lại” với Trung Quốc

Ngay cả các nhà máy thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” để duy trì sản xuất cũng gặp phải vấn đề trong việc đưa nguyên vật liệu đến nhà máy và đưa sản phẩm của họ ra ngoài do lệnh giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó” có hiệu lực từ ngày 23/8.

Những nhà máy không thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” đang ngừng sản xuất hoàn toàn, khiến các nhà cung cấp liên quan không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sản xuất sang nơi khác, và Trung Quốc đang giành lại cơ hội trở thành nơi cho các nhà cung cấp này.

Doanh nghiệp nội thất AICO đã bắt đầu di chuyển một số hoạt động sản xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc từ một năm trước do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài.

AICO cho biết: “Chi nhánh ở Việt Nam sẽ không còn sản phẩm nội thất để bày bán trong vòng 3 đến 5 tháng”. “Các nhà bán lẻ cần liên kết với các công ty phù hợp và trưng bày sản phẩm trên sàn nơi mà họ có thể phân phối.”

Ông nói thêm. “Từ tháng này, chúng tôi sẽ vận chuyển nhiều hơn đến Trung Quốc, và đó sẽ là vị cứu tinh của chúng tôi. Chúng tôi là một trong những người đầu tiên rời khỏi Trung Quốc và bây giờ chúng tôi là một trong những người đầu tiên quay trở lại. ”

Hình ảnh công nhân tham gia sản xuất tại nhà máy Manwah (Ảnh: Internet)

Sản xuất “đóng băng”

Với việc “đóng băng” đối với hầu hết các nhà sản xuất ở Việt Nam, Amini cho biết sự thiếu hụt sản phẩm dẫn đến việc ngành nội thất này phải chuẩn bị cho “một trong những tác động lớn nhất trong cuộc đời của nó".

Hai công ty khác, Manwah và Kuka, cũng có cơ sở sản xuất lớn ở Trung Quốc để tận dụng, nhưng nó là nguồn cung là vải bọc.

Mặc dù công ty vẫn đang sản xuất và tiếp tục vận chuyển hàng hóa từ kho thành phẩm, “vẫn sẽ mất vài tháng để công ty trở lại công suất như mong đợi,” Giám đốc điều hành Manwah Hoa Kỳ, Guy Ray chia sẻ. “Chúng tôi vẫn đang sản xuất và vận chuyển, đồng thời cũng đang nhập nguyên liệu thô”.

Ashley và nhà sản xuất cao cấp Theodore Alexander nằm trong số những doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”, nhưng họ vẫn không thể hoạt động và xuất xưởng hết công suất.

Một vấn đề khác là thủ tục phức tạp khi di chuyển hàng hóa thành phẩm ra khỏi nhà máy. Một số nguồn báo cáo rằng các hạn chế đi lại đã làm giảm tiến độ của các dịch vụ vận tải xuống mức thấp.

Thiếu hụt nguồn nhân lực

Sau khi ngừng hoạt động kéo dài một tuần trước đó do COVID-19, Theodore Alexander hiện có khoảng 40% công nhân đang thực hiện “3 tại chỗ” tại nhà máy “nơi chúng tôi đã thành công thực hiện giãn cách”, Chủ tịch Theodore Alexander Bắc Mỹ, Ed Teplitz cho biết. “Chúng tôi đang xét nghiệm Covid-19 liên tục; chính phủ cực kỳ nghiêm khắc về vấn đề trên. Không ai được rời đi ”.

Theodore Alexander đã tạo ra "giãn cách trong giãn cách" thông qua “nhà ở tạm thời”, nơi những công nhân mới đến có thể cách ly trong hai tuần trước khi gia nhập lực lượng lao động.

Teplitz cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng mang thêm 50 công nhân vào nhà máy mỗi tuần, đồng thời cho biết thêm rằng khả năng sản xuất là khoảng 30% công suất bình thường.”

Ngoài lực lượng lao động hạn chế, Teplitz nói thêm rằng việc vận chuyển nguyên liệu thô rất khó khăn.

Ông nói: “Sẽ không có gì kết thúc cho đến khi một phần lớn dân số của TP.HCM được tiêm chủng,” và ngay cả khi không có hạn chế mới nào phát sinh, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải mất vài tháng trước khi quá trình sản xuất trở lại bình thường. 

Chiến dịch tiêm phòng Covid-19 cho công nhân tại nhà máy rộng hàng triệu mét vuông ở TP.HCM của nhà sản xuất vải bọc nệm Manwah là một minh họa cho tác động tức thì của lệnh giãn cách lên các nhà sản xuất đồ nội thất khi đối mặt sự gia tăng ca nhiễm COVID-19 do biến thể Delta.

Trong tháng trước, Manwah đã thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 cho gần 3.700 công nhân tại trung tâm vắc xin của nhà máy. Công ty đã hy vọng con số này sẽ tăng thêm 1.000 sau khi nguồn cung cấp vắc xin mới đến vào cuối tuần nhưng cuối cùng chỉ nhận được 100 mũi tiêm. Đó chính là tổng số công nhân còn lại trong nhà máy sau khi chính quyền công bố siết chặt hơn các biện pháp giãn cách xã hội. Công ty vẫn tiếp tục sản xuất và vận chuyển nhưng với số lượng hạn chế hơn bình thường.

Lệnh giãn cách là vấn đề mới nhất trong chuỗi cung ứng đồ nội thất. Nó đã tạo thêm gánh nặng lên các nhà sản xuất đồ nội thất trong khu vực (vốn đang phải vật lộn để giữ cho sản phẩm lưu thông khi đối mặt với cơ sở hạ tầng giao thông căng thẳng trên cả đất liền và đường biển).

Tuy tổng số nhân viên của Manwah là 8.000, công ty chỉ có khoảng 3.000 nhân viên lưu trú tại ký túc xá của doanh nghiệp ở TP.HCM.

Hình ảnh công nhân tham gia sản xuất tại nhà máy Manwah (Ảnh: Internet)

Nỗ lực vượt qua khó khăn

Các nhà sản xuất có ký túc xá trong khuôn viên nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ” hiện có lợi thế hơn nếu họ có đủ nguyên liệu thô để tiếp tục ít nhất một số hoạt động sản xuất, ngay cả khi họ đang điều hành với số lượng nhân viên giảm.

Giám đốc điều hành Ashley Todd Wanek cho biết khoảng 30% nhân viên của công ty tại Việt Nam sinh hoạt và làm việc tại chỗ tại các nhà máy của công ty.

Ông nói trong email: “Các chính sách sản xuất và sinh hoạt tại chỗ cho các nhà máy của chúng tôi không thay đổi”. “Chúng tôi có hàng nghìn người sống trong các nhà máy và tiếp tục sản xuất. Cách duy nhất để vượt qua thời điểm này là phương án 3 tại chỗ."

Nhà máy ở TP.HCM của Kuka Home, nơi có 45% công nhân đã được tiêm vắc-xin, đang cảm thấy gánh nặng trước lệnh lưu trú tại công ty. Kuka cũng có hai nhà máy ở Đồng Nai và Bình Phước đang thực hiện 3 tại chỗ và vẫn được sản xuất, mặc dù công suất giảm do hạn chế đi lại.

Matt Harrison, chủ tịch Kuka Home Bắc Mỹ cho biết công ty dự tính chi nhánh tại TP.HCM sẽ hoạt động trở lại vào tuần đầu tiên của tháng 9, nhưng lệnh giãn cách đã trì hoãn việc tái mở cửa. Hai nhà máy còn lại ở miền Bắc hiện đang hoạt động 30% công suất. Với những hạn chế đi lại miền Bắc, họ vẫn có những công nhân ở lại nhà máy để sản xuất.

Harrison lưu ý rằng Kuka vẫn đang vận chuyển từ miền Nam vì công ty này đã thuê nhà kho tại các cảng, nơi hiện đang tắc nghẽn nhưng vẫn hoạt động.

Ông nói: “Chúng tôi đã thuê thêm bãi chứa container hàng hóa thành phẩm, vì vậy chúng tôi có thể vận chuyển những container đó để phục vụ những khách hàng lớn hơn. "Công ty vẫn đang di chuyển rất nhiều sản phẩm."

Harrison cho biết thêm rằng Kuka - công ty đã tiếp tục tiêm phòng cho công nhân, vẫn ở chế độ tăng trưởng xung quanh TP.HCM.

Ông chia sẻ: “Chúng tôi vẫn đang xây dựng một cơ sở khác để phục vụ ăn uống và chứa ghế sofa bọc nệm (accent chair) - sản phẩm dự kiến ​​sẽ khai trương vào quý II năm sau.”

Với tình hình giãn cách hiện tại, Manwah đang nâng công suất sản xuất tại Trung Quốc của mình để duy trì dòng chảy, sản xuất một số sản phẩm bán chạy nhất “made in Vietnam” tại nhà máy Trung Quốc.

“Công ty sẽ bắt đầu vận chuyển những hàng hóa đó vào tuần tới ra khỏi Trung Quốc để bổ sung cho tình hình Việt Nam,” Ray chia sẻ.

Manwah cũng đang làm việc với các hãng vận tải biển để hỗ trợ các chuyến hàng cho những khách hàng tự vận chuyển hàng hóa của họ, những người không còn hợp đồng ra khỏi các cảng từ Trung Quốc.

U&I Logistics