11/11/2022
U&I Logistics - Theo nguồn dữ liệu mới, hoạt động xuất nhập container ra vào các cảng lớn của Ấn Độ đang chậm lại trong trong bối cảnh áp lực xuất khẩu
Tổng lưu lượng container của 12 cảng chính trong tháng trước đã giảm 5,4% so với một năm trước đó, từ 944.000 TEU xuống 893.000 TEU.
Theo kết quả phân tích các cảng cho thấy, cảng Nhava Sheva đã cải thiện một chút sản lượng hàng, từ 476.000 TEU lên 496.000 TEU vào tháng 10 năm 2021.
Cảng Chennai ở miền nam Ấn Độ đã thống kê được 125.000 TEU vào tháng trước, giảm mạnh so với 154.000 TEU một năm trước đó.
Tại cảng Cochin, nơi vận hành cơ sở trung chuyển chuyên dụng duy nhất của Ấn Độ, sản lượng container thông qua đã giảm xuống từ 67.000 TEU còn 55.000 TEU so với tháng 10 năm 2021.
Sản lượng tại Cảng Tuticorin cũng tiếp tục giảm, từ 63.000 TEU xuống 53.000 TEU so với tháng 10 năm trước.
Cảng Visakhapatnam chỉ xếp dỡ 28.000 TEU vào tháng trước, con số này thấp hơn nhiều so với 43.000 TEU trong tháng tương ứng vào năm 2021.
Cảng Ennore, hiện được gọi là Cảng Kamarajar, đã chứng kiến lượng hàng tháng 10 giảm từ 40.000 TEU xuống 36.000 TEU trong tháng trước so với cùng kỳ năm ngoái.
Các cảng nhỏ hơn khác như Kandla (Cảng Deendayal) cũng báo cáo sản lượng giảm trong tháng trước.
Cảng Adani (thuộc APSEZ), có mạng lưới các bến nhỏ phi chính phủ nằm ở bờ biển phía đông và phía tây của Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với áp lực sử dụng công suất. Từ tháng 4 đến tháng 9, tập đoàn báo cáo mức tăng trưởng không thay đổi với tổng tích lũy đạt 4,23 triệu TEU, chỉ tăng 3% so với 4,11 triệu TEU của một năm trước đó.
Trong số cảng này, cảng Mundra (cảng hàng đầu của APSEZ) đóng góp 3,28 triệu TEU (dữ liệu do công ty công bố).
Sự sụt giảm khối lượng đó phản ánh sự chậm lại trong thương mại xuất nhập khẩu của Ấn Độ do hậu quả của những khó khăn kinh tế toàn cầu.
Trong một buổi tuyên bố, ông A. Sakthivel - Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) cho biết: “Hoạt động xuất khẩu chậm lại phản ánh điều kiện khó khăn của thương mại toàn cầu khi phải đối mặt với nhu cầu giảm do lượng tồn kho cao, lạm phát gia tăng, các nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, biến động tiền tệ cao và căng thẳng địa chính trị”.
FIEO lưu ý: “Sự sụt giảm hoạt động xuất khẩu của các ngành hàng kỹ thuật, hàng may mặc và dệt may là mối quan tâm đặc biệt vì những ngành này là chìa khóa rất lớn trong vấn đề việc làm”.
FIEO tiếp tục nói thêm: “Chúng ta không nên lấy làm tiếc vì tình hình xuất khẩu của hầu hết các nền kinh tế đang phải đối mặt với sự suy giảm. Trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu sẽ khá thách thức trừ khi tình hình địa chính trị được cải thiện đáng kể”.
Theo Container News
U&I Logistics