Tin tức

Ai hưởng lợi từ khủng hoảng Biển Đỏ?

 31/12/2024

The Loadstar - "Tàu chở hàng ‘tắt điện' để tránh các cuộc tấn công của Houthi", những tiêu đề giật gân như vậy xuất hiện từ đầu năm 2024, ngay sau đó, ngành vận tải biển đã nhanh chóng đưa ra những dự báo trái chiều khi hàng loạt các cuộc tấn công diễn ra ở khu vực Biển Đỏ vào những tuần cuối năm 2023 đã phát triển thành một chiến dịch quân sự.

Năm 2024 đang dần khép lại và dường như có ít nhất hai bên thu lợi về mặt tài chính từ cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Ngành vận tải biển và lực lượng Houthi.

Việc ngành hàng hải hưởng lợi lớn từ sự gián đoạn này vốn đã được dự đoán từ trước, khi các hãng tàu bắt đầu chuyển hướng các tuyến vận tải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, với dự đoán về các loại phụ phí sẽ được áp dụng cho tuyến đường vòng này.

ai-huong-loi-tu-khung-hoang-bien-do
Các hãng tàu bắt đầu chuyển hướng các tuyến vận tải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng

Đến tháng 5/2024, hàng loại báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của các hãng tàu đã chứng minh điều đó: cả Maersk và ONE đều công bố lợi nhuận quý cao hơn dự kiến.

Tại thời điểm đó, Chủ tịch Hiệp hội Chủ tàu Đài Bắc và là cựu CEO của hãng tàu Yang Ming, ông Cheng Cheng-mount, cho biết ông dự đoán “việc chuyển hướng các tuyến vận tải sẽ tiếp tục chừng nào các cuộc tấn công của Houthi vẫn tiếp diễn”, đồng thời nhấn mạnh rằng “các hãng tàu lớn luôn theo dõi thị trường theo từng quý một”.

Cách tiếp cận “chờ đợi và xem xét” đã trở thành rập khuôn trong các báo cáo quý tiếp theo trong năm 2024, nhưng rồi quý nào cũng vậy, các con số công bố ra đều là rất khả quan khi các hãng tàu đều hưởng lợi từ các khoản phụ phí.

Trên thực tế, hệ quả từ việc kéo dài quãng đường vận chuyển đi qua châu Phi đã buộc các hãng tàu phải tăng thêm cung vận chuyển cho thị trường để đáp ứng nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt trọng tải trong ngành.

ai-huong-loi-tu-khung-hoang-bien-do
Nguồn: Reuters

Khủng hoảng cũng diễn ra ở nơi khác, nhưng theo một cách khác, cụ thể là tại Cairo, khi chính phủ Ai Cập đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn khoảng 6 tỷ USD do doanh thu từ kênh đào Suez giảm mạnh khi mà lượng tàu qua lại kênh sụt giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.

Đã mười hai tháng trôi qua và các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn, lực lượng Houthi đã biến eo biển Bab al-Mandeb thành lãnh địa của riêng mình.

Các báo cáo cho thấy nhờ vào việc tạo xung đột eo biển này, Houthi đã thu về khoảng 2 tỷ USD tính đến nay (cuối năm 2024), với khoảng 180 triệu USD chảy vào ngân quỹ mỗi tháng.

Câu hỏi được đặt ra là: Tất cả số tiền đó đến từ đâu? Dường như một số hãng tàu không thể sử dụng tuyến đường dài vòng qua Nam Phi đã trả tiền cho nhóm này để được phép đưa tàu qua eo biển mà không bị đụng tới.

Thậm chí còn có ý kiến ​​cho rằng một số hãng tàu lớn (trước khi nhận ra cơ hội từ các khoản phụ phí) từng cân nhắc đi đêm với Houthi như một lựa chọn khả dĩ, ở thời điểm đó, cả Hapag-Lloyd và Maersk đã phải đưa ra tuyên bố phủ nhận liên quan đến lực lượng này.

 

Theo The Loadstar

U&I Logistics